Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà đơn giản, tiết kiệm

Đạm sinh học là phương pháp hiệu quả nhất trong công tác chăm sóc cây trồng. Bài viết sau sẽ hướng dẫn cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà vô cùng đơn giản.

Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà đơn giản, tiết kiệm

Đạm là chất hữu cơ căn bản cho sự sống của mọi tế bào động thực vật. Đây là chất dinh dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của cây trồng. Tuy nhiên, hàm lượng đạm trong đất lại có tỷ lệ rất ít. Một trong những biện pháp được nhiều người quan tâm hiện nay chính là sử dụng đạm sinh học để tăng cường lượng đạm cho đất. Vậy đạm sinh học là gì? Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà có khó không? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết sau đây nhé!

Đạm sinh học là gì?

Khác với chất đạm, nguồn dự trữ Nitơ trong tự nhiên lại vô cùng lớn, chiếm khoảng 78,16% thể tích không khí. Lượng Nitơ khổng lồ này có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lên đến hàng chục triệu năm. Thông qua hoạt động của các loài vi sinh vật, Nitơ được chuyển hóa thành NH3 cung cấp đạm cho cây trồng.

Nói cách khác, đạm sinh học là sản phẩm của quá trình khử N2 (Nitơ) thành NH3 dưới xúc tác của enzyme Nitrogenase tiết ra từ các loài vi sinh vật. Sau đó, NH3 kết hợp với các acid hữu cơ để tạo thành acid amin và protein. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định đạm.

Quá trình cố định đạm trong tự nhiên
Quá trình cố định đạm trong tự nhiên

Ưu điểm của đạm sinh học so với phân đạm hóa học trong trồng trọt

Như chúng ta đã biết, bón phân là một việc không thể thiếu trong công tác trồng trọt. Đây là cách để người nông dân bổ sung các chất còn thiếu trong đất cho cây hấp thụ và phát triển tốt hơn. Tuy nhiên, việc bón các loại phân hóa học từ trước đến nay đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho môi trường sống.

Chính vì thế, cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà ra đời như một phương pháp thay thế lâu dài và mang tính hiệu quả cao. So với việc dùng phân đạm hóa học, sử dụng đạm sinh học mang lại những ưu điểm như sau:

Không lo hiện tượng thừa đạm, ngộ độc đạm

Khi cây bị thiếu đạm sẽ xuất hiện các dấu hiệu như: cây còi cọc, toàn thân cây và lá bị vàng, sức kháng sâu bệnh kém,…Để bổ sung lượng đạm trong đất, người trồng cây thường bổ sung các loại phân bón hóa học như phân đạm amoni, phân đạm nitrat và ure,…Tuy nhiên nếu bổ sung phân đạm quá mức cũng sẽ gây ra các hiện tượng ngộ độc đạm cho cây. Nếu không xử lý kịp thời, cây trồng có thể bị tổn thương và thậm chí là làm chết cây.

Việc sử dụng đạm sinh học bằng cách tuyển chọn các chủng vi sinh cố định đạm là một cách bổ sung đạm hoàn toàn tự nhiên cho cây trồng. Những loại vi sinh vật này được ví như những nhà máy sản xuất phân đạm tự nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu dinh dưỡng trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Chính vì thế, sử dụng đạm sinh học người nông dân hoàn toàn không phải lo lắng tình trạng thiếu hay thừa đạm như khi dùng phân hóa học.

Giúp tiết kiệm chi phí cho người trồng cây

Khi sử dụng phương pháp bón phân đạm hóa học, người trồng cây phải thực hiện thường xuyên trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Điều này không chỉ tốn công sức mà còn tăng thêm gánh nặng chi phí mua phân bón của bà con nông dân.

Trái lại, để cung cấp lượng đạm sinh học, người trồng cây chỉ cần thực hiện công tác bổ sung các loại vi sinh vật một lần duy nhất trước khi gieo trồng và chỉ cần bón lại 2-3 lần/ năm. Chính vì thế, sử dụng đạm sinh học là cách bổ sung đạm không chỉ hiệu quả mà còn giúp việc canh tác cây trồng trở nên nhẹ nhàng hơn. Đồng thời, cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà từ các nguyên liệu tự nhiên sẵn có còn làm giảm một lượng lớn chi phí dành cho việc mua phân hóa học.

Sản phẩm không chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng

Theo Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc điều tra, kết quả cho thấy cây trồng chỉ sử dụng khoảng 40-50% số phân bón, lượng phân bón lại bị rửa trôi hoặc tồn tại trên các bộ phận của cây. Nhu cầu sử dụng phân bón ở nước ta khoảng 10 triệu tấn, trong đó phân đạm chiếm đến 20%. Để nâng cao năng suất, nhiều người còn tăng lượng phân đạm lên gấp 2-3 lần dẫn đến việc thừa lượng nitrat trên rau củ quả.

So sánh giữa phân hữu cơ và phân bón hóa học
So sánh giữa phân hữu cơ và phân bón hóa học

Trong quá trình tiêu hóa các loại rau củ quả hoặc lá cây ở người, lượng nitrat này bị chuyển hóa thành nitrit. Nitrit khi gặp các amin trong cơ thể người lại trở thành nitrosamin- một chất gây ra bệnh ung thư dạ dày đặc biệt nguy hiểm. Ngoài ra việc tích tụ nitrat còn khiến cơ thể đối mặt với các nguy cơ hạ huyết áp, ảnh hưởng sức khỏe sinh sản và tăng nguy cơ bị sảy thai.

Do đó, để hạn chế các tác hại kể trên, người nông dân cần phải hạn chế tối đa việc bón phân hóa học và sử dụng vi sinh vật  cung cấp đạm cho cây. Đây là phương pháp hữu hiệu nhất giúp nông sản loại bỏ được các chất độc hại ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.

Giúp cải thiện tình hình đất canh tác

Việc lạm dụng phân đạm hóa học không chỉ gây hại sức khỏe con người mà còn góp phần làm ô nhiễm môi trường đất canh tác. Lượng nitrat dư thừa từ việc bón phân hóa học được giữ trong đất, thông qua các phản ứng hóa học sẽ làm sản sinh ra ion (H+) khiến đất bị chua.

Bên cạnh đó, việc tồn đọng các kim loại nặng trong đất còn khiến đất dần khô cứng, mất dần độ liên kết và làm thoái hóa đất nghiêm trọng. Ngược lại, trong quá trình hoạt động các loài vi sinh vật không chỉ cung cấp chất đạm tự nhiên cho cây mà còn giúp giữ ẩm, tạo ra các chất mùn và làm cho đất trồng trở nên tơi xốp hơn

Sử dụng phân bón hóa học bừa bãi gây ra tình trạng đất bạc màu
Sử dụng phân bón hóa học bừa bãi gây ra tình trạng đất bạc màu

Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà

Việc sử dụng đạm sinh học dần trở nên phổ biến và được đông đảo bà con nông dân cũng như người trồng cây cảnh quan tâm tìm hiểu. Tuy mang lại vô số lợi ích kể trên, nhưng cách làm đạm sinh học lại vô cùng đơn giản. Dưới đây là hướng dẫn các cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà từ các nguyên liệu tự nhiên mời mọi người cùng tham khảo.

Cách tạo ra đạm sinh học từ dịch cá

Dịch cá hay còn gọi là phân cá, là một loại phân bón sinh học chứa rất nhiều acid amin cung cấp đạm cho cây. Được sản xuất bằng cách thủy phân cơ thịt cá, đây được xem là một dòng phân bón cực tốt cho các loại cây trồng như hồng, lan, rau củ quả,..

Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà từ cá
Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà từ cá

Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều dòng phân cá thành phẩm đã được ủ sẵn và được đóng chai hoặc túi dưới dạng dịch hoặc viên nén. Tuy nhiên giá thành các loại sản phẩm này thường không hề rẻ. Do đó, để tiết kiệm chi phí, bà con có thể áp dụng cách làm tại nhà như sau:

●       Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm:

30kg cá xay nhuyễn (có thể sử dụng đầu cá hoặc ruột cá thay vì cả con)

2kg đường mật mía hoặc đường phèn

1 gói 200g chế phẩm Trichoderma Bacillus ( địa chỉ mua tại đây )

1 gói 200g Khử mùi hôi EMZEO (địa chỉ mua tại đây )

60 lít nước, một thùng phuy loại 200 lít và 1 cái xẻng để trộn.

●       Bước 2: Tiến hành ủ phân

Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị như trên vào thùng phuy và đảo đều. Riêng EMZEO chỉ cho vào ½ gói. Sau khi đã trộn đều hỗn hợp, rắc ½ gói còn lại lên trên bề mặt rồi đậy kín nắp thùng lại để ủ phân

●       Bước 3: Lọc phân cá

Sau thời gian ủ từ 30-40 ngày, chúng ta sẽ tiến hành lọc phân cá và cho vào can để bảo quản. Nếu thấy xuất hiện mùi chua của lên men protein hoặc mùi mắm cá thì được xem như là đã thành công.

Mọi người nên chiết phân cá thành cái can nhỏ vừa đủ cho nhiều lần dùng để tránh việc mở nắp can thường xuyên, giúp kéo dài thời hạn sử dụng hơn. Bảo quản phân cá nơi khô thoáng và thời hạn sử dụng khi không mở nắp là 1 năm.

Cách tạo ra đạm sinh học từ đậu nành

Đậu nành là một loại thực phẩm đã quá quen thuộc trong cuộc sống của chúng ta. Thành phần dinh dưỡng có trong đậu nành vô cùng đa dạng, bao gồm 10-25% lipid, 10-15% glicid và đặc biệt có đến 40% là chất đạm. Do đó, ủ đậu nành làm phân bón là phương pháp tạo ra đạm sinh học cho cây trồng vô cùng hiệu quả mà lại ít gây tốn kém và hoàn toàn không gây hại sức khỏe người tiêu dùng. Để làm phân đậu nành, chúng ta thực hiện các bước sau đây:

Cách ủ bã đậu nành với nấm Trichoderma
Cách làm đạm sinh học bón cho cây trồng từ đậu tương (đậu nành), bánh dầu, bã đậu nành

●       Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, bao gồm:

100kg đậu nành đã xay nhỏ ( có thể dùng đậu loại xấu nhất để tiết kiệm tối đa chi phí)

20kg Lân nguyên chất

800gr chế phẩm Trichoderma Bacillus

800gr  Khử mùi hôi EMZEO

20 lít nước sạch

●       Bước 2: Tiến hành ủ phân

Trộn tất cả hỗn hợp khô đã chuẩn bị lại với nhau. Sau đó tưới nước từ từ vào và đảo đều. Sau đó cho bao tải bên trong có lót một lớp nilon để giữ nhiệt và cột kín miệng lại ủ trong vòng khoảng 3 tháng là có thể sử dụng được.

Cách tạo ra đạm sinh học từ ốc bươu vàng

Ốc bươu vàng nhiều năm qua được xem là loại ốc tàn phá hoa màu, cây trồng nhiều nhất ở nước ta. Tuy nhiên, trong ốc bươu vàng lại có nhiều giá trị dinh dưỡng. Người ta ước tính cứ trong 100g ốc bươu vàng sẽ chứa 11.1g chất đạm. Do đó, việc ứng dụng ốc bươu vàng để tạo đạm sinh học vừa tiết kiệm chi phí phân bón vừa bảo vệ cây trồng khỏi sự tàn phá của chúng. Với cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà từ ốc bươu vàng, ta tiến hành các bước sau:

●       Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

20kg ốc bươu vàng

1 gói chế phẩm EMZEO loại 200g

600ml đường mật mía hoặc có thể thay thế bằng đường phèn

2 lít nước sạch

Ngoài ra có thể bổ sung thêm đu đủ xanh hoặc vỏ dứa nếu có

●       Bước 2: Tiến hành ủ phân

Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị (riêng chế phẩm EMZEO chỉ cho vào ½ gói) vào thùng, đảo đều. Sau đó rắc nửa gói còn lại lên trên bề mặt và đậy kín nắp. Sau thời gian ủ khoảng 30-35 ngày, chúng ta bắt đầu lọc bỏ vỏ ốc và cho dịch ốc vào các chai đóng kín để dùng dần. Phần vỏ ốc này có thể phơi khô và dùng làm phân bón gốc cung cấp thêm canxi khoáng chất cho cây.

Cách ủ ốc bươu vàng
Cách ủ ốc bươu vàng làm đạm sinh học – thức ăn ưa thích của hoa lan, hoa mai, hoa hồng …

Tại sao phải dùng các chế phẩm sinh học trong quá trình ủ phân?

Sau khi tìm hiểu cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà từ các nguyên liệu tự nhiên như trên, chắc hẳn không ít người thắc mắc tại sao phải kết hợp thêm các loại chế phẩm như Trichoderma Bacillus hoặc EMZEO. Liệu không có các loại chế phẩm này thì quá trình tạo đạm sinh học có thành công hay không?

Câu trả lời là Có đấy! Tuy nhiên, việc sử dụng kết hợp các loại chế phẩm sinh học trong quá trình ủ phân sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, có thể kể đến như sau:

Rút ngắn thời gian ủ phân

Trong các chế phẩm sinh học luôn chứa một lượng men vi sinh nhất định giúp rút ngắn thời gian phân hủy các tế bào cơ thịt cá. Do đó, các chế phẩm này giúp thời hạn ủ phân rút lại chỉ còn một nửa so với chờ các men phân hủy tự nhiên

Không gây mùi hôi thối khó chịu

Một vấn đề mà các nhà nông thường gặp phải khi bón các phân hữu cơ cho cây đó là tình trạng hôi thối do quá trình phân hủy xác động thực vật. Điều này cũng là rào cản lớn, khiến bà con nông dân ngại sử dụng các nguyên liệu tự nhiên làm phân bón cho cây trồng.

Chính vì thế, việc sử dụng chế phẩm EMZEO là biện pháp  khử mùi hôi vô cùng tiện lợi và hiệu quả. Ngoài ra, đây còn là phương pháp giúp ngăn chặn tình trạng xuất hiện các loại côn trùng gây hại cho cây trồng do mùi hôi dẫn dụ chúng đến.

Đảm bảo độ dinh dưỡng theo thời gian

Trước đây, một trong những phương pháp truyền thống để làm phân sinh học chính là trộn các nguyên liệu tự nhiên như thịt cá với nước. Cách làm này tuy đơn giản nhưng các dưỡng chất sẽ bị mất dần theo thời gian vì một số chất sẽ bị biến đổi tạo ra đạm thối.

Ngược lại, việc chủ động bổ sung trực tiếp hệ vi sinh cho mục đích thủy phân thịt cá sẽ rút ngắn thời gian ủ phân, các chất trong thịt cá này chỉ trở thành đạm sinh học có lợi cho quá trình phát triển của cây trồng.

Cung cấp thêm các loại vi sinh có lợi cho cây trồng

Bên cạnh việc hỗ trợ cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà, việc sử dụng các loại chế phẩm còn cung cấp thêm cho cây các vi sinh có lợi. Các vi sinh này vừa tiêu diệt các vi sinh gây bệnh cho cây, vừa giúp cây trồng tăng sức đề kháng tự thân. Từ đó, bà con nông dân có thể hoàn toàn yên tâm với chất lượng nông sản cho ra cao, đạt hiệu quả kinh tế tối ưu nhất.

Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp quá trình ủ phân nhanh chóng, tiết kiệm hơn
Sử dụng các chế phẩm sinh học giúp quá trình ủ phân nhanh chóng, tiết kiệm hơn

Trên đây là những thông tin cần thiết về đạm sinh học cũng như các cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ này, bà con nông dân và người trồng cây sẽ có thêm nhiều giải pháp chăm sóc cây trồng an toàn, đơn giản và tiết kiệm nhất.

 

Nguồn bài viết: Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà đơn giản, tiết kiệm



source https://chephamvisinh.vn/cach-tu-lam-dam-sinh-hoc-bon-cay-tai-nha/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rác hữu cơ là gì? Top 3 loại men vi sinh xử lý ủ rác hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay

Tuyệt chiêu bón trứng gà cho hoa hồng – Siêu phân bón cho hoa hồng