Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả
Trồng lan và chơi lan đang là một thú vui của rất nhiều người. Tuy nhiên, một trong những căn bệnh khiến cho giới chơi lan phải đau đầu đó là bệnh thối nhũn trên phong lan. Để giúp những người chơi lan giải quyết vấn đề này chúng tôi đã tập hợp rất nhiều tư liệu cung cấp tới độc giả. Bài viết này là minh chứng cụ thể nhất các bạn nhé.
Bệnh thối nhũn trên phong lan là bệnh gì? Tác nhân và nguyên nhân gây bệnh?
Bệnh thối nhũn trên phong lan là một căn bệnh khá phổ biến và rất khó để điều trị. Bệnh do vi khuẩn Erwinia Carotovora gây ra. Chúng xâm nhập qua các vết thương hở trên cây. Từ đó có thể phát triển và lây lan qua các bộ phận khác một cách rất nhanh chóng.
Tác nhân gây bệnh.
Tác nhân lớn nhất giúp loại vi khuẩn này phát triển đó chính là độ ẩm. Đặc biệt là những cây lan bị dập nát khi vận chuyển, nếu bị dính nước sẽ rất dễ mắc căn bệnh này.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn trên phong lan.
Biểu hiện đầu tiên mà chúng ta có thể nhận biết lan bị nhiễm bệnh đó là: Trên lá sẽ xuất hiện một số chấm nhỏ giống như kiểu lá cây bị bỏng. Sau đó chúng lan nhanh ra toàn bộ phần diện tích của lá làm chúng chuyển thành màu vàng. Tình trạng bệnh sẽ diễn biến nặng hơn khi lan sang phần ngọn và rễ.
Bạn có thể kiểm tra bằng cách quan sát bằng mắt hoặc cũng có thể dùng tay để kiểm tra. Rễ sẽ chuyển dần từ màu vàng sang nâu và khi bị nặng sẽ có hiện tượng đen, sờ vào cảm thấy có độ nhớt và mùi rất khó chịu. Đa phần loại bệnh này phổ biến ở các cây hồ điệp, lan đại châu…Bởi những loại lan này có lá mọng nước nên rất dễ bị tổn thương ở phần lá.
Như vậy có thể thấy dấu hiệu nhận biết bệnh thối nhũn rất dễ nhận biết đúng không các bạn? Lá sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng, sau đó chuyển nâu và cuối cùng là màu đen có mùi thối. Bạn có thể dựa vào những dấu hiệu trên để phát hiện bệnh sớm và điều trị chúng kịp thời.
Những yếu tố tác động tới sự phát triển và lây lan cả bệnh thối nhũn trên phong lan.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến loại bệnh này lây lan và phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, nhưng những nguyên nhân chính là:
- Vi khuẩn Erwinia Carotovora có thể tồn tại trong những cá thể bị bệnh. Hay nói cách khác là tàn dư của bệnh vẫn còn ở trong những vật dụng trồng chưa được vệ sinh sạch sẽ. Hay những dụng cụ dùng để trồng lan.
- Vi khuẩn Erwinia Carotovora cũng có thể di chuyển nhờ nước, nhờ những loại côn trùng sống khác như: bọ nhảy, rệp, kiến…Đây là những loại côn trùng sống và hoạt động khá phổ biến trong nhà vườn.
- Theo nghiên cứu thì bệnh thối nhũn trên cây phong lan phát triển mạnh ở những nơi không có khả năng thoát nước. Nhiệt độ yêu thích của chúng là 27-320C và độ pH thích hợp là trung tính.
- Đa số những loại lan có lá giả mọng nước mới hay mắc phải căn bệnh này. Bởi những loại cây này rất dễ bị tổn thương ở phần lá khi vận chuyển. Đây là nguyên nhân chính giúp cho vi khuẩn Erwinia Carotovora xâm nhập và phát triển.
Cách xử lý và trị bệnh thối nhũn trên cây phong lan.
Phòng và trị bệnh cho lan là việc làm cần thiết nếu bạn không muốn “dế yêu” của mình “chết bất đắc kỳ tử”. Một trong những các bước mà bạn cần làm lúc này đó là:
- Việc làm đầu tiên khi phát hiện dấu hiệu của bệnh thối nhũn trên cây phong lan đó là không nên tưới nước và tách cây bị bệnh ra khỏi vườn lan của bạn.
- Tiếp theo là gia chủ cần phải cân nhắc việc bón và chăm sóc cây theo đúng chế độ dinh dưỡng. Có thể giảm hoặc không sử dụng những loại phân có hàm lượng đạm lớn trong thời gian điều trị bệnh cho cây.
- Một trong những công việc cũng rất quan trọng đó là loại bỏ phần thân, ngọn và rễ cây bị bệnh ra khỏi chậu hoa. Mục đích là không để vi khuẩn Erwinia Carotovora lan rộng ra xâm lấn sang những vị trí khác.
- Ngoài việc cắt giảm nước, phân bón và loại bỏ phần bị bệnh thì bạn cũng cần sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh thối nhũn cho lan. Cụ thể như thuốc: Novaba, Bronopol, Starner, Kasuran…Bạn có thể phun hoặc xịt trực tiếp lên chậu hoa và những vùng cây bị bệnh.
- Sử dụng thường xuyên chế phẩm sinh học Trichoderma phun xịt cho phong lan
- Trong trường hợp cây bị bệnh quá nặng, chúng ta lên gỡ bỏ toàn bộ cây lan sau đó ngâm chúng trong dung dịch thuốc chữa bệnh trong thời gian khoảng 10-15 phút. Tiếp theo nên vớt chúng ra và để ráo nước trước khi trồng lại. Tuy nhiên, khi trồng nên chuyển sang một chậu mới các bạn nhé.
- Đồng thời với những việc làm trên, gia chủ nên khử trùng toàn bộ giàn lan của mình các bạn nhé. Đồng thời sau 5-7 ngày sẽ phải tiến hành phun thuốc một lần.
- Một trong những yếu tố mà người chơi lan cần chú ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh thối nhũn trên cây phong lan đó là tuân thủ đúng kỹ thuật do nhà sản xuất yêu cầu.
- Nếu những dấu hiệu bệnh trên lan có sự thuyên giảm, gia chủ có thể sử dụng B1 pha với nước và phun dưới dạng sương cho lan. Khi rễ mới phát triển, bạn có thể ghép vào giở lan để chúng phát triển một cách bình thường.
Đây là những kiến thức rất quan trọng để người chơi lan có thế chữa bệnh cho lan một cách nhanh chóng và triệt để. Hãy tham khảo và áp dụng để vườn lan của gia đình luôn xanh tốt các bạn nhé.
Cách phòng bệnh thối nhũn trên cây phong lan.
Có rất nhiều cách để chúng ta có thể phòng tránh căn bệnh này cho “dế yêu” của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách kết hợp tất cả những cách trên thì điều này thật sự có ý nghĩa. Và một điều chắc chắn mà chúng tôi có thể dự đoán đó là vườn lan của gia đình luôn xanh tốt và khỏe mạnh. Vậy cách phòng tránh đó là gì?
Quan sát và kiểm tra lan hàng ngày.
Ngắm và quan sát là việc làm thường niên của người chơi hoa. Do đó việc làm này không cần phải yêu cầu đúng không các bạn? Tuy nhiên, ngăm lan thì phải đi đôi với cả nhiệm vụ kiểm tra nữa các bạn nhé. Nếu phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của bệnh thì việc chữa trị sẽ không quá khó khăn và mất thời gian.
Thực tế thì bệnh thối nhũn trên cây phong lan phát triển khá nhanh. Chỉ sau 1-2 ngày có dấu hiệu bệnh đã có dấu hiệu lan rất nhanh. Nếu vào mùa mưa thì tình trạng bệnh lại càng diễn biến nặng. Chỉ cần 1-2 tuần công tác thì rất có thể giỏ lan mà bạn yêu quý không thể cứu vãn được.
Tưới nước vừa đủ nhưng thường xuyên.
Nhiều người chơi lan thường quan niệm rằng đây là một loại cây ưa nước. Chính vì vậy nên rất dễ mắc sai lầm khi chăm sóc. Thực tế thì lan rất dễ bị mắc bệnh, đặc biệt là những loại lan giả mọng nước. Nếu môi trường quá ẩm sẽ là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào lan qua những vết thương hở.
Chính vì vậy tưới nước vừa đủ là một trong những biện pháp phòng bệnh thối nhũn ở lan rất hiệu quả. Nếu những người có thâm niên chơi lan chắc chắn sẽ nắm rõ loại “vũ khí” này. Tuy nhiên, người mới bước chân vào nghề thì không hẳn đã tìm hiểu hết và mắc sai lầm là điều dễ hiểu.
Dọn dẹp cắt tỉa và vệ sinh vườn lan.
Đây là việc làm thường niên của người chơi lan. Muốn lan sinh trưởng và phát triển tốt thì vườn lan phải có độ thông thoáng, có ánh nắng mặt trời và hệ thống thoát nước phải thật tốt. Đặc biệt là bộ phận rễ cây các bạn nhé. Bạn có thể sử dụng giá trồng lan có độ thông thoáng tốt, và chọn những loại gỗ phù hợp.
Ngoài ra phải cắt tỉa thường xuyên lá vàng, úa, những nhánh lan già để tránh tạo nơi ẩn nấp cho sâu bệnh và vi khuẩn phát triển. Bên cạnh, người chơi lan cũng phải cọ rửa thường xuyên các giỏ lan tránh rong rêu sinh sôi và phát triển. Thay giá thể đã bị mục nát bằng xơ dừa, vỏ gỗ, vỏ thông, dớn… để tăng dinh dưỡng cho lan.
Rải và rắc vôi khắp vườn lan cũng là một cách phòng bệnh thối nhũn trên cây phong lan khá tốt. Bởi chúng có thể tiêu diệt các loại nấm, vi khuẩn không có lợi cho cây trồng.
Tạo lớp màng bảo vệ cho các mầm tơ.
Đây được coi là bức tường lửa vững chắc nhất để bảo vệ mầm con không bị sâu bệnh và vi khuẩn tấn công. Cụ thể chúng ta có thể chọn các loại thuốc với thành phần chính là Mancozeb. Loại thuốc này vừa có chức năng phòng các loại nấm tấn công vừa giúp cho mầm con phát triển. Bạn có thể phun định kỳ 20 ngày/ lần.
Không nên tưới nước quá nhiều khi thời tiết ẩm, cụ thể như mùa mưa, sáng hoặc chiều tối. Đặc biệt là chiều tối các bạn nhé. Bởi thời điểm này cây sẽ ở trong tình trạng ẩm thấp quá lâu dễ suy giảm hệ miễn dịch và cây rất dễ bị vi khuẩn tấn công.
Ngoài ra, gia chủ tuyệt đối không được tưới nước cho lan vào thời điểm giữa trưa. Bởi nhiệt độ ngoài trời quá cao, nếu tưới nước sẽ rất dễ khiến cây bị bỏng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong.
Nên chọn và cân nhắc khi sử dụng những loại phân bón có độ đạm cao. Bởi đây cũng là một trong những tác nhân giúp sâu bệnh sinh trưởng và phát triển nhanh. Đa số loại phân phù hợp nhất với lan là những loại phân hữu cơ các bạn nhé.
Hy vọng nội dung bài viết này đã giúp được các bạn tìm được cách phòng và trị bệnh thối nhũn trên cây phong lan. Tuy nhiên, cách ưu tiên nhất vẫn là phòng bệnh đúng không các bạn. Đúng như câu nói của ông cha ta vẫn thường nói đó là “phòng bệnh hơn chữa bệnh” các bạn nhỉ?
Nguồn bài viết: Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả
source https://chephamvisinh.vn/nguyen-nhan-gay-benh-thoi-nhun-tren-phong-lan-va-cach-phong-tri-hieu-qua/
Nhận xét
Đăng nhận xét