Phân trùn quế: Công dụng, cách làm & Sử dụng bón cây hiệu quả

Phân trùn quế: Công dụng, cách làm & Sử dụng bón cây hiệu quả

 

Phân trùn quế là một loại “thức ăn” dành cho thực vật, các loại cây trồng trong nông nghiệp. Vậy thì công dụng cụ thể của loại phân này là như thế nào? Cần phải làm sao để có phân từ trùn quế cũng như là sử dụng bón cây ra sao là hợp lý nhất? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Cùng tìm hiểu về phân trùn quế.
Cùng tìm hiểu về phân trùn quế.

1. Phân trùn quế là gì?

Phần trùn quế là phân của con trùn đỏ. Đây là chất trải của con trùn quế sau khi ăn những loại chất hữu cơ và thải ra. Với phân nguyên chất từ trùn quế thì chúng là hữu cơ hoàn toàn, chứa dinh dưỡng với hàm lượng cực kỳ lớn. Có thể nói trong các loại phân thì phân của con trùn quế có lượng dinh dưỡng cao nhất.

Tại đây cóp các loại sinh vật hoạt tính như là nấm mốc hoặc vi khuẩn giúp cố định đạm tự do hoặc là phân giải những chất xúc tác sinh học. Các chất dinh dưỡng này cũng rất dễ tan khi được hòa vào nước. Đa số chất mùn này có thể tìm được trong mặt đất và dùng để tạo môi trường phát triển cho cây trồng. Nồng độ pH của phân con trùn quế là = 7 độ pH – phù hợp với thực vật.

Phân trùn quế: Công dụng, cách làm & Sử dụng bón cây hiệu quả
Phân trùn quế: Công dụng, cách làm & Sử dụng bón cây hiệu quả

2. Phân trùn quế có tác dụng gì?

Không phải tự nhiên mà các bà con nông nghiệp hoặc nhiều trang trại tạo phân trùn quế để sử dụng cho thực vật. Vậy thì cụ thể tác dụng của phân con trùn quế này đem lại là những gì?

2.1 Kích thích nảy mầm

Nhờ vào khả năng giữ được độ ẩm lớn, cũng như đầy đủ dinh dưỡng cần thiết thì phân của trùn quế sẽ giúp cho đất trở nên tươi xốt, tạo nên điều kiện để các hạt thực vật nảy mầm với tỷ lệ cao. Đối với các loại hạt hoặc cây đã nảy mầm thì chúng lại có môi trường tốt để phát triển một cách đồng đều cũng như là khỏe mạnh.

Phân của trùn quế kích thích nảy mầm tốt.
Phân của trùn quế kích thích nảy mầm tốt.

2.2 Cung cấp dinh dưỡng

Thức ăn của trùn quế chính là những loại rác thải hữu cơ, phân của gia súc. Trùn quế ăn bao nhiêu thì chúng sẽ thải ra lượng phân tương đương bấy nhiêu, tuy nhiên lúc này thì phân trùn quế đã ở dạng dễ hấp thu đối với thực vật. Nhờ vậy mà thực vật sẽ được hấp thu dinh dưỡng một cách dễ dàng hơn, có được đủ hàm lượng chất cần thiết cho sự phát triển.

2.3 Nâng cao đề kháng

Là một loại sinh vật có lợi nhờ vào việc phân giải chất khó tan ở trong đất, cũng như là khả năng cố định đạm, phân giải xúc tác sinh học thì thực vật sẽ hấp thu dinh dưỡng ở mức tối đa. Việc này hạn chế cho các loại thực vật và đất trồng gặp phải môi trường có hại, thay vào đó thì môi trường lại trở nên phù hợp cho việc tăng cường đề kháng đối với bất cứ thực vật nào.

2.4 Tiết kiệm chi phí

Khi sử dụng một số loại phân bón thì năng suất của cây trồng sẽ được nâng cao, tuy nhiên nếu kết hợp cùng phân của trùn quế thì năng suất sẽ tăng thêm khoảng 30% nữa. Nhờ vào việc này mà chi phí bỏ ra để mua phân, chăm sóc cây trồng sẽ được tiết kiệm lại, không những thế mà năng suất thu hoạch vẫn bảo đảm hoặc thậm chí là tăng cao.

Sử dụng phân của trùn quế sẽ tiết kiệm được chi phí.
Sử dụng phân của trùn quế sẽ tiết kiệm được chi phí.

2.5 Tăng cường năng suất

Phân trùn quế có chứa rất nhiều chất điều hòa sinh trưởng với hàm lượng lớn như GA3 hoặc IAA, chúng giúp cho thực vật phát triển mạnh mẽ, tăng cường khả năng trao đổi chất ở trong cây. Lúc này thì năng suất của cây trồng sẽ tăng cao, đây chính là lý do chủ yếu mà nhiều người làm trùn quế để nuôi trồng thực vật nông nghiệp.

2.6 Cải tạo cho đất

Có độ pH ở mức độ trung tính thì phân của trùn quế sẽ ổn định lại pH của môi trường đất khi chúng bị thay đổi. Thông qua thời gian sử dụng lâu dài, lạm dụng hóa học, pH của đất đã không còn được đảm bảo, lúc này phân của trùn quế sẽ tạo nên độ tơi xốp cho đất và tăng cường dinh dưỡng đối với đất trồng. Vậy cho nên đây cũng là nguyên liệu cải tạo đất rất tốt.

2.7 Thích hợp cho cây

Phân của trùn quế là loại hữu cơ vi sinh hoàn toàn cho nên có thể đảm bảo được sự phát triển cho hầu hết bất cứ loại cây nào. Thậm chí đối với cây hồ tiêu, thanh long, các loại rau, dưa, hoa hay là hoa kiểng thì phân của trùn quế cũng đem lại tác dụng tương tự như là đối với các cây nông nghiệp thông thường khác.

Có thể nói phân của trùn quế thích hợp với mọi loại cây.
Có thể nói phân của trùn quế thích hợp với mọi loại cây.

2.8 Tăng cường chất lượng

Với một số cây trồng như là cam quýt hoặc là các loại dưa thì nếu được chăm sóc bằng phân trùn quế, quả khi thu hoạch được sẽ mang theo hương vị đậm đà hơn. Đối với rau xanh thì hương vị cũng tươi ngon và an toàn hơn bởi đây là nguyên liệu thân thiện với môi trường, tự nhiên hoàn toàn, phù hợp với canh tác hữu cơ.

Đọc ngay: Nuôi trùn quế để làm gì và những điều cần biết

3. Cách làm phân trùn quế

Để có thể sản xuất ra được phân của trùn quế là công việc không đơn giản một chút nào. Có rất nhiều công việc, giai đoạn cũng như cả thời gian và công sức nữa mới sản xuất ra được 1 kg phân của trùn quế. Chính bởi vì lý do này mà trên thị trường, giá phân của trùn quế không thấp chút nào. Vậy thì làm sao để sản xuất được phân trùn quế?

3.1 Chuẩn bị vật liệu

Đầu tiên, chúng ta sẽ cần phải chuẩn bị một số vật liệu nông nghiệp, những vật liệu này là không thể thiếu trong quá trình sản xuất phân của trùn quế.

  • Trùng xốp có nắp đậy kín.
  • Một vùng đất có độ ẩm vừa phải.
  • Các loại rác hữu cơ:
    • Cơm canh thừa.
    • Nước gạo, vỏ giá đỗ.
    • Bã đậu nành.
    • Các loại rau bỏ đi.
    • Vỏ trái cây đã sử dụng.
  • Nguồn cacbon:
    • Cơm cháo, đường.
    • Giấy báo, thùng/bìa giấy.
    • Bìa cát tông đã ngâm nước.
  • Con trùn quế.
Bạn có thể mua trùn quế tại các đại lý nông nghiệp.
Bạn có thể mua trùn quế tại các đại lý nông nghiệp uy tín

3.2 Quá trình thực hiện

Để sản xuất được phân trùn quế, đầu tiên các bạn cần phải có 1 lớp rác hữu cơ đã chuẩn bị ở trên. Nếu như có sẵn phân trùn thì có thể cho vào một chút bởi khả năng trong đó vẫn còn chứa trứng của trùn quế. Sau đó các bạn hãy trộn thêm những thành phần chứa cacbon và thả trùn vào. Toàn bộ hoạt động thực hiện ở trong thùng xốp rồi đóng nắp thật kín.

Hàng ngày, các bạn có thể sử dụng phân bò để cho trùn ăn bởi đây là thức ăn tốt nhất cho trùn quế. Nếu như sử dụng phân bò vẫn còn tươi thì cần hòa vào trước với nước rồi với để trùn ăn. Nguyên nhân là bởi trong quá trình ủ, phân tươi có thể ảnh hưởng tới kết quả. Tuy nhiên thì cũng không được dùng phân bò đã trải qua quá trình xử lý.

Xem ngay: Dịch trùn quế là gì? Cách sản xuất và sử dụng bón cây hiệu quả nhất

Bởi vì trùn thường ưa các môi trường ẩm ướt, nếu như quá khô thì trùn sẽ bị chết, thậm chí là chết hàng loạt. Bởi vậy mà hãy luôn đảm bảo giữ ẩm cho hỗn hợp tạo phân trùn quế, thường xuyên quan sát, kiểm tra và tưới nước. Kiên trì khoảng 1 tháng thì bạn sẽ thu lại được phân của trùn quế cùng với rất nhiều trùn con. Lúc này phân có màu nâu và cực kỳ tơi xốp.

Hãy đảm bảo độ ẩm cho môi trường sản xuất phân trùn quế.
Hãy đảm bảo độ ẩm cho môi trường sản xuất phân trùn quế.

4. Cách sử dụng phân

Sau khi đã thu được phân trùn quế, thì cách để sử dụng cũng rất quan trọng. Liều lượng phân cần dùng sẽ phải tùy thuộc vào từng loại thực vật cũng như là mục đích khác nhau.

4.1 Liều lượng sử dụng

  • Trồng hoa cây cảnh: trộn phân trùn và đất theo tỷ lệ 3:5 hoặc là dựa vào nhu cầu cụ thể của cây hoa cảnh.
  • Trồng rau tại nhà: trộn phân trùn và đất theo tỷ lệ 1:1, không cần thiết phải bổ sung bất cứ phân bón nào khác.
  • Trồng các rau mầm: cho 1kg phân trùn quế vào hộp nhựa dài x rộng khoảng hơn 1 gang tay, sau đó thả hạt giống vào để thu hoạch rau mầm.
  • Trồng cây đại trà: sử dụng khoảng 250kg cho tới 300kg phân của trùn quế cho mỗi 1000 mét vuông đất.
  • Trồng cây ăn quả: mỗi cây trồng bón 1/2kg hoặc 1kg phân của trùn quế. Mỗi năm bón phần 1-2 lần mà thôi.
  • Trồng cây hồ tiêu: 1 năm bón phần 1-2 lần, mỗi lần bón 1kg hoặc 2kg cho các nọc tiêu.

4.2 Mục đích sử dụng

Dựa theo từng mục đích sử dụng khác nhau thì phân trùn quế cũng được pha trộn theo các tỷ lệ tương ứng, có như vậy mới cung cấp được lượng dưỡng chất phù hợp đối với cây trồng.

Tùy theo mục đích mà phân trùn quế được pha trộn theo tỷ lệ tương ứng.
Tùy theo mục đích mà phân trùn quế được pha trộn theo tỷ lệ tương ứng.

Làm phân bón lỏng: sử dụng 10 lít nước để pha vào với 1kg phân của trùn quế, sau đó sục khí bằng máy bơm oxy trong khoảng 24h. Lúc này thì nước pha với phân của trùn quế có thể được dùng bình xịt để làm phân bón lỏng cho cây giống như là tưới nước cho lá vậy. Phần bã còn lại thì được dùng để bón cây, giúp phòng ngừa các loại sâu bệnh.

Tăng cường nảy mầm: sử dụng phân trùn quế trộn với đất theo tỷ lệ 1:4 và bón cho cây mà không cần thiết phải bổ sung thêm thức ăn nào khác. Lúc này thì cây và hạt sẽ có tỷ lệ nảy mầm và sống rất cao, cây con thì phát triển nhanh. Phương pháp này có thể áp dụng duy trì liên tục trong khoảng 3 tháng liên tiếp.

Điều hòa dinh dưỡng: sau một thời gian sử dụng thì đất trồng sẽ bị mất đi lượng lớn dinh dưỡng, và lúc này phân của trùn quế sẽ mang lại dinh dưỡng cho vùng đất đó. Bạn chỉ cần hòa phân của trùn quế với nước và tưới lên vùng đất đã được xới lên, trung bình thì khoảng 3000kg phân sẽ được dùng cho 1ha đất trồng cần điều hòa dinh dưỡng.

Dùng làm phân bón: Các bạn cũng có thể dùng trực tiếp phân của trùn quế để bón vào gốc cây, hình thức này sẽ giúp cho cây phát triển và không bị hại dù có lặp đi lặp lại liên tiếp nhiều lần. Qua đó các loại thực phẩm khi thu hoạch không những có số lượng lớn mà chất lượng cũng tốt hơn, hương vị đậm đà đặc trưng.

Với những thông tin liên quan tới phân trùn quế trên bài viết, mong rằng đã cung cấp được tới các bạn đọc những điều hữu ích, tăng cường năng suất nông nghiệp được tốt hơn. Chúc các bạn thành công.

Đọc thêm: Phân dơi có thực sự tốt không? Cách chế biến và sử dụng phân dơi bón cây

Nguồn bài viết: Phân trùn quế: Công dụng, cách làm & Sử dụng bón cây hiệu quả



source https://chephamvisinh.vn/phan-trun-que-cong-dung-cach-lam-su-dung-bon-cay/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rác hữu cơ là gì? Top 3 loại men vi sinh xử lý ủ rác hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay

Tuyệt chiêu bón trứng gà cho hoa hồng – Siêu phân bón cho hoa hồng

Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà đơn giản, tiết kiệm