Giải mã hiện tượng phú dưỡng là gì và cách khắc phục hiệu quả

Giải mã hiện tượng phú dưỡng là gì và cách khắc phục hiệu quả

Đối với những hộ nuôi trồng hải sản qua các bể nuôi, ao, hồ hoặc sông thì chắc hẳn đã ít nhiều biết đến hiện tượng phú dưỡng. Đây là hiện tượng gây ra nhiều nguy hiểm cho vật nuôi và môi trường nước. Vì thế, khi gặp phải hiện tượng này đã có không ít người hoang mang và lo lắng. Để biết được cách thức khắc phục hiệu quả hãy cùng vinong.net theo dõi hiện tượng phú dưỡng là gì và những đặc điểm liên quan trong bài viết nhé.

Hiện tượng phú dưỡng là gì?

Hiện tượng phú dưỡng là gì là câu hỏi phổ biến hiện nay được khá nhiều người thắc mắc. Trên thực tế, phú dưỡng là một hiện tượng xuất phát từ tự nhiên, do lượng dưỡng chất bị dư thừa trong nước tạo thành. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dư thừa dưỡng chất trong nước. Tuy nhiên, các nguyên nhân hầu hết đều là khách quan từ các yếu tố môi trường mà không hề có tác động từ bàn tay con người.

Hiện tượng phú dưỡng là gì?
Hiện tượng phú dưỡng là gì?

Khi hiện tượng phú dưỡng diễn ra, tức là khi nước ở sông, hồ bị dư các chất cụ thể như là Nitrat hoặc Phốt Phát thì chúng sẽ được tiêu thụ bởi các sinh vật phù du. Sinh vật phù du coi đây là lượng thức ăn hàng ngày của chúng và bắt đầu sinh sôi, nảy nở một cách ồ ạt nhờ vào nguồn thức ăn dinh dưỡng từ tự nhiên này. Có thể kể đến tảo lam, rong, rêu…là những ví dụ điển hình đại diện cho sinh vật phù du tiêu thụ dưỡng chất dư thừa hay còn gọi là phú dưỡng.

Vì sao hiện tượng phú dưỡng lại xuất hiện?

Như đã đề cập, hiện tượng phú dưỡng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khách quan khác nhau. Đầu tiên, có thể kể đến như là khả năng tự lọc nước của hồ, sông thông qua các vi sinh vật tự nhiên. Chúng đảm nhận vai trò cân bằng hệ sinh thái bên trong hồ và tạo ra các dưỡng chất. Dưỡng chất này khi không được tiêu thụ hết sẽ gây ra tình trạng dư thừa. Và hệ quả là dẫn đến hiện tượng phú dưỡng, gây ra nhiều tác động tiêu cực khác.

Bên cạnh đó, các hiện tượng sạt lở, xói mòn đất xung quanh ao hồ cũng dẫn đến hiện tượng này. Cụ thể, các dưỡng chất có trong đất sẽ theo đó mà đi vào nguồn nước sông, hồ làm cho nước bị mất cân bằng và có hiện tượng phú dưỡng về sau. Một số nguyên nhân đến từ con người có thể kể đến từ chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Khi không được xử lý đúng chuẩn, nguồn chất thải này nếu được thải vào sông, hồ cũng gây ra hiện tượng trên.

Vì sao lại xuất hiện phú dưỡng?
Vì sao lại xuất hiện phú dưỡng?

Dấu hiệu nhận biết phú dưỡng

Sau khi đã biết hiện tượng phú dưỡng là gì, chúng ta cùng tìm hiểu dấu hiệu nhận biết của chúng. Khi sông, hồ bị dư thừa dưỡng chất thì các sinh vật phù du như tảo, rong, rêu sẽ bắt đầu tiêu thụ và phát triển.

Chúng lớn dần và sinh sản ồ ạt dẫn đến các hiện tượng như tảo nở hoa, đồng thời làm cho nước đổi màu sang màu đỏ hoặc xanh. Sinh vật phù du sinh sản nhiều cũng sẽ xuất hiện các loại rong, rêu bám đầy xung quanh hồ và mực nước ngày càng thấp lại do chất thải của các sinh vật này tạo ra dưới đáy hồ.

Nếu hiện tượng phú dưỡng diễn ra lâu ngày thì nước trong hồ sẽ đặc dần và sẽ biến thành đầm lầy sau đó. Dấu hiệu này khá dễ nhận biết, tuy vậy khi nhận được dấu hiệu này thì dường như không còn cách để cứu chữa nguồn nước tại đây. Do đó, với những dấu hiệu cơ bản ban đầu như nước đổi màu hoặc xuất hiện nhiều sinh vật nổi…thì nên có những biện pháp kiểm soát và cân bằng nhanh chóng.

Dấu hiệu của phú dưỡng
Dấu hiệu của phú dưỡng

Các yếu tố ảnh hưởng đến phú dưỡng

Bên cạnh yếu tố chất dinh dưỡng trong hồ bị dư thừa thì các yếu tố khác từ môi trường cũng sẽ ảnh hưởng đến hiện tượng phú dưỡng. Đầu tiên, chúng ta xét về yếu tố độ sâu của nước trong sông, hồ. Mỗi một mực nước khác nhau sẽ gây ra những ảnh hưởng đến hệ sinh thái khác nhau. Cụ thể, nếu hồ càng nông thì nguy cơ xuất hiện hiện tượng phú dưỡng càng cao. Nguyên nhân cơ bản là do các dưỡng chất thường đọng lại ở lớp đáy, nếu chúng càng gần sát mặt nước thì càng nhanh chóng diễn ra phú dưỡng.

Xem ngay: Bí quyết xử lý ao nuôi tôm cá ô nhiễm hiệu quả nhất

Ngoài ra, hiện tượng này còn bị ảnh hưởng bởi khả năng lưu chuyển nước. Đối với các sông có dòng lưu chuyển nước nhanh và đều đặn ra biển sẽ hạn chế được hiện tượng này. Nước trôi nhanh cuốn đi các dưỡng chất và các sinh vật phù du không kịp hấp thụ. Điều này sẽ tránh được hiện tượng tảo nở hoa. Bên cạnh đó, với điều kiện nhiệt độ từ môi trường cũng ảnh hưởng đến khả năng bốc hơi nước và quá trình phát triển của tảo, gián tiếp gây ra hiện tượng này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phú dưỡng
Các yếu tố ảnh hưởng đến phú dưỡng

Những tác động tiêu cực của phú dưỡng

Phú dưỡng được gây ra do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau. Thế nhưng hầu hết chúng đều dẫn đến một hậu quả chung cho nguồn nước tại sông, hồ. Cụ thể, một số tác động tiêu cực có thể kể đến sẽ được liệt kê sau đây. Các bạn có thể tham khảo và bổ sung thêm kiến thức mới:

Tác động đến vật nuôi

Đầu tiên, khi xét đến vật nuôi, hay nói khác hơn là những loại sinh vật, động vật, thủy hải sản sinh sống trong sông, hồ. Một số tác động tiêu cực mà chúng phải gánh chịu như là:

  • Oxy trong nước giảm, không đủ để vật nuôi trao đổi: Khi tảo phát triển và sinh sôi ồ ạt, chúng đa phần sẽ cản trở sự hấp thụ ánh nắng vào nước. Đồng thời vào ban đêm, chúng hô hấp, rút hết oxy và dẫn đến sự thiếu hụt oxy trầm trọng cho vật nuôi.
  • Dễ mắc bệnh, dễ chết và không thể phát triển ổn định: Khi tảo và sinh vật phù du chết đi, chúng sẽ phân hủy xuống đáy hồ và gây ra mùi hôi tanh từ NH3. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của vật nuôi.
  • Lứa vật nuôi không đều nhau, có thể bị dị tật: Sống trong điều kiện môi trường không tốt, vật nuôi tới lứa thu hoạch thường cho ra lứa không đồng đều, dễ có dị tật.

Tác động đến môi trường nước

  • Mất cân bằng hệ sinh thái: Khi thực vật phù du phát triển, hệ sinh thái sẽ bị mất cân bằng. Loài vật thống trị cũng từ đó mà thay đổi, dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho môi trường nước.
  • Biến thành đầm lầy sau một thời gian: Khi tảo và sinh vật phù du chết hoặc tạo ra chất thải, chúng lắng đọng xuống đáy hồ. Dần dần lượng nước trong hồ ít lại, mực đáy ngày một dâng cao. Qua một thời gian, sông, hồ sẽ biến thành đầm lầy.
  • Gây ra mùi hôi, thay đổi màu sắc nước: Sinh vật chết gây ra mùi hôi và ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời khi sinh sản, thực vật phù du làm nước đổi màu.
Tác động tiêu cực của phú dưỡng
Tác động tiêu cực của phú dưỡng

Cách xử lý hiện tượng phú dưỡng

Hiện nay, không có quá nhiều cách giúp xử lý hiện tượng phú dưỡng này. Hầu hết đều có biện pháp hạn chế ngay từ ban đầu hoặc sử dụng các chế phẩm vi sinh. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý sẽ mang đến hiệu quả cao nhất khi chúng được thực hiện ngay từ những dấu hiệu nhận biết phú dưỡng đầu tiên. Dưới đây là một vài loại chế phẩm vi sinh giúp xử lý hiệu quả hiện tượng này:

Cách xử lý hiện tượng phú dưỡng
Cách xử lý hiện tượng phú dưỡng

Sử dụng chế phẩm vi sinh để tăng vi sinh có lợi

Loại chế phẩm vi sinh đầu tiên các bạn có thể cân nhắc để sử dụng là chế phẩm vi sinh tạo vi sinh vật có lợi. Cụ thể, các vi sinh này sẽ vào nước và thực hiện nhiệm vụ của mình là tiêu thụ các dưỡng chất dư thừa có trong nước. Đồng thời chúng không gây ra bất kỳ sự ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của vật nuôi và không làm mất cân bằng hệ sinh thái. Vì thế, người dùng có thể chọn mua loại chế phẩm này để sử dụng định kỳ cho nguồn nước của mình.

Giảm giá!
45.000 40.000
Giảm giá!
35.000 25.000
25.000

Chế phẩm vi sinh

CHẾ PHẨM ĐẠM CÁ HUMIC

50.000
30.000
Giảm giá!
30.000 25.000
Giảm giá!

Chế phẩm vi sinh

EMKOI – Vi sinh cho hồ cá Koi

250.000 200.000
Giảm giá!
55.000 50.000

Sử dụng chế phẩm vi sinh giúp tan bùn và khử mùi

Bên cạnh đó, nếu kết hợp chế phẩm vi sinh kể trên với một loại chế phẩm vi sinh khác là loại vi sinh giúp tan bùn và khử mùi thì sẽ mang đến hiệu quả cao hơn. Loại chế phẩm vi sinh này có tác dụng diệt vi khuẩn có hại, đồng thời khử được mùi hôi, tanh, giúp môi trường nước được trong lành hơn. Ngoài ra, các chất thải và xác chết thực vật vi sinh dưới đáy hồ cũng được xử lý nhanh chóng và hiệu quả nhưng không làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Sử dụng chế phẩm vi sinh
Sử dụng chế phẩm vi sinh

Cách hạn chế tình trạng phú dưỡng cho ao, hồ

Khi đã có được cái nhìn tổng quan về hiện tượng phú dưỡng là gì, cách bạn nên tham khảo thêm cách phòng ngừa và hạn chế chúng. Để có thể hạn chế được tình trạng phú dưỡng gây ra tác động tiêu cực cho vật nuôi và môi trường nước, chúng ta nên có các biện pháp phòng tránh phù hợp. Cụ thể, đối với các ao, hồ chưa bị hiện tượng phú dưỡng nên thực hiện một số cách sau đây:

  • Sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ, hạn chế lớp bùn dưới đáy quá nhiều và kiểm soát dưỡng chất có trong nước: Thường xuyên sử dụng chế phẩm vi sinh để tăng cường vi sinh có lợi cho hệ sinh thái nước.
  • Kiểm soát lượng nước thải vào sông, hồ: Lượng nước thải công nghiệp hay nước thải sinh hoạt khi thải ra ao, hồ cần phải qua quy trình xử lý khắt khe. Điều này còn giúp hạn chế ô nhiễm môi trường.
  • Sử dụng các loại phân hữu cơ: Các loại phân khi sử dụng nên chọn phân hữu cơ, dễ dàng tan và không gây ra hiện tượng mất cân bằng hệ sinh thái bên trong sông, hồ.
  • Phủ xanh đồi trọc: Cụ thể là những vùng đất xung quanh khu vực ao, hồ. Cách này giúp phòng ngừa tình trạng sạt lở, xói mòn đất. Đồng thời, trực tiếp ngăn chặn được nguồn dưỡng chất trôi vào sông, hồ.
Cách hạn chế hiện tượng phú dưỡng
Cách hạn chế hiện tượng phú dưỡng

Trên đây, Chế phẩm vi sinh đã chia sẻ một số thông tin cơ bản cũng như trả lời câu hỏi hiện tượng phú dưỡng là gì cũng như cách phòng tránh, xử lý hiện tượng này. Hy vọng những thông tin trong bài viết là hoàn toàn hữu ích đối với các bạn. Đừng quên chia sẻ đến với mọi người xung quanh nhé.

Tìm hiểu thêm: Bùn vi sinh là gì? Cơ chế sử dụng và cách khắc phục sự cố thường gặp

Nguồn bài viết: Giải mã hiện tượng phú dưỡng là gì và cách khắc phục hiệu quả



source https://chephamvisinh.vn/giai-ma-hien-tuong-phu-duong-la-gi-va-cach-khac-phuc-hieu-qua/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tuyệt chiêu bón trứng gà cho hoa hồng – Siêu phân bón cho hoa hồng

Mua chế phẩm sinh học ở đâu?

Chế phẩm sinh học là gì?