Bí kíp ủ phân bò sử dụng bón cây hiệu quả

 Việc người nông dân sử dụng phân bò để bón cho cây trồng trong chăn nuôi dường như đã quá quen thuộc. Phân bò cùng với phân heo, phân gà,… được đánh giá là phân chuồng đem lại nhiều lợi ích đến cây trồng. Tuy nhiên, các loại phân này cần phải hoại mục hết để đảm bảo những loại nấm gây hại được tiêu diệt hoàn toàn.

Theo đó, bà con sẽ sử dụng đến chế phẩm trichoderma để phục vụ cho nhu cầu này. Như vậy, trichoderma là gì và cách ủ phân bò đúng kỹ thuật bón cây hiệu quả như thế nào? Chế phẩm vi sinh sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết dưới đây.



Nấm Trichoderma là gì?

Trichoderma là một chi của nấm trong họ Hypocreaceae có mặt trong hầu hết tất cả các loại đất. Chúng là một loại nấm đối kháng có khả năng kiểm soát hầu hết các loại nấm gây bệnh khác trên cây trồng. Trichoderma có hiệu quả tốt nhất với các loại nấm gây bệnh ở vùng rễ như: Pythium, Rhizoctonia và Fusarium. Các cơ chế khác nhau bao gồm chống nhiễm trùng, ký sinh trùng, gây ra sự đề kháng của cây ký chủ và sự cạnh tranh. Hầu hết các tác nhân kiểm soát sinh học là từ các loài T. asperellum , T. harzianum , T. viride và T. hamatum . Tác nhân kiểm soát sinh học thường phát triển trong môi trường sống tự nhiên của nó trên bề mặt rễ, và do đó ảnh hưởng đến bệnh rễ nói riêng, nhưng cũng có thể có hiệu quả đối với các bệnh trên lá.


Trichoderma có tác dụng gì?

Nấm Trichoderma tiết ra một loại enzyme có khả năng làm tan vách tế bào của các loại nấm khác. Sau đó nó có thể tấn công vào bên trong loài nấm gây hại biến chúng thành thức ăn và tạo nên những hữu cơ có lợi. Sự kết hợp này cho phép nó bảo vệ vùng rễ của cây trồng chống lại các loài nấm gây thối rễ. Nó còn giúp tái tạo, phục hồi lại các rễ bị tổn thương do tuyến trùng hoặc rệp sáp gây ra.

Nấm Trichoderma còn tạo ra chất có hoạt tính tương tự như “thuốc kháng sinh", có tác dụng kìm hãm sự tăng trưởng của các tác nhân gây bệnh đồng thời nó là một “ký sinh" giết chết các loài gây bệnh, tiết ra các enzyme phân hủy chúng. Nấm trichoderma sinh sản vô tính theo cấp số nhân, sinh trưởng mạnh mẽ với nhiệt độ từ 25 - 30 độ C, tồn tại trên môi trường thuận lợi khoảng 18 tháng. Có thể bị hủy diệt dưới ánh nắng kéo dài trong 2 giờ với nhiệt độ cao và trời mưa nhiều ngày.

Nấm Trichoderma bám vào những vùng rễ cây như những sinh vật cộng sinh khác, sự đeo bám này mang lại lợi ích cho cả cây trồng lẫn Trichoderma. Nó tiết ra đất những chất kích thích để rễ cây ăn sâu xuống lòng đất, làm cho rễ cây khỏe hơn và tăng khả năng hút dinh dưỡng, tăng khả năng phòng vệ, tạo thành một lớp măng - xông bảo vệ vùng rễ cây tránh sự xâm nhập của mầm bệnh của các loại nấm bệnh, làm giảm khả năng nhiễm bệnh nhờ nấm Trichoderma bám vào các đầu rễ cây, tăng khả năng ra hoa, thụ phấn, tăng trọng lượng quả và chiều cao của cây, làm tăng năng suất cây trồng…

Các chế phẩm nấm Trichoderma được sản xuất và sử dụng như là chất kiểm soát sinh học một cách có hiệu quả. Hình thức sử dụng dưới dạng chế phẩm riêng biệt hoặc phối trộn vào phân hữu cơ để bón cho cây trồng vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây vừa tăng khả năng kháng bệnh của cây.

 Lợi dụng khả năng phân hủy cellulose, phân giải lân chậm tan của nấm Trichoderma mà người ta đã trộn nấm Trichoderma vào quá trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh để thúc đẩy quá trình phân hủy hữu cơ được nhanh chóng.

Sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma ủ phân hữu cơ để bón cho cây trồng sẽ giúp tăng cường hệ vi sinh vật có ích trong đất; phân giải nhanh các chất hữu cơ thành dạng dễ tiêu, cung cấp dinh dưỡng cho cây; phòng một số nấm bệnh gây hại cho cây trồng, chất lượng phân cao hơn. Lúa được bón phân hữu cơ có trộn chế phẩm sinh học Trichoderma sẽ giúp giảm được 60% NPK phân hóa học, tăng hàm lượng Silic trong thân và hạt giúp cây lúa chống chịu sâu bệnh tốt hơn, làm tăng năng suất lúa cũng như tăng hiệu quả kinh tế trồng lúa và cải thiện độ phì nhiêu đất.

Với những hiệu quả mà chế phẩm Trichoderma mang lại, bà con nông dân nên sử dụng chế phẩm sinh học thay cho việc dùng các loại phân bón hóa học để cải thiện năng suất và chất lượng cây trồng, góp phần bền vững môi trường đất canh tác nông nghiệp.

Cách sử dụng chế phẩm Trichoderma ủ phân bò đúng cách

Chế phẩm trichoderma cần được sử dụng đúng cách để hiệu quả của chúng được tận dụng triệt để. Một số đặc điểm quan trọng khi sử dụng chế phẩm nấm đối kháng bạn cần lưu ý như sau:

  • Cần phải sử dụng chế phẩm trichoderma hết trong 1 lần. Đối với trường hợp không thể sử dụng hết ngay thì phải được bảo quản chúng ở trong chai lọ được đậy kín nắp. Bởi lẽ, trichoderma sẽ bị tiêu hao số lượng vô cùng nhanh trong chỉ trong 3 đến 4 tháng đối với môi trường tự nhiên thiếu thốn thức ăn. Sau thời gian 6 tháng thì chế phẩm sẽ mất hoàn toàn tác dụng.

  • Với những môi trường có khí hậu khô hạn, bị thiếu độ ẩm và thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì không sử dụng trichoderma. Đây là điều kiện khiến số lượng nấm cũng như chất lượng của chế phẩm bị giảm đi đáng kể.

  • Trichoderma đem lại hiệu quả tốt khi được sử dụng trên những phần thân cây khô, không có diệp lục, trở nên vàng úa. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể sử dụng chúng để xịt lên lá hoặc thân cành non của cây trồng.

  • An toàn đối với con người và vật nuôi vì trichoderma là chế phẩm có nguồn gốc hữu cơ sinh học

  • Không trộn trichoderma chung với bột vôi trong quá trình sử dụng. Vôi là loại chất có đặc tính kháng khuẩn nên chúng sẽ làm chết nấm trichoderma

  • Trichoderma đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng với phân hữu cơ, phân vi sinh,… Không nên sử dụng trichoderma chung với phân vô cơ vì nấm của chế phẩm sẽ bị chết bởi nồng độ đậm đặc của phân, qua đó hiệu quả sử dụng cũng sẽ bị giảm đi đáng kể

  • Nếu sử dụng trichoderma kèm theo phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật thì cần phải đảm bảo chúng phù hợp với hướng dẫn sử dụng được ghi trên bao bì và hướng dẫn của những cán bộ khuyến nông tại khu vực.

Mời các bạn xem thêm tại: https://chephamvisinh.vn/cach-u-phan-bo-su-dung-bon-cay/


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rác hữu cơ là gì? Top 3 loại men vi sinh xử lý ủ rác hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay

Tuyệt chiêu bón trứng gà cho hoa hồng – Siêu phân bón cho hoa hồng

Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà đơn giản, tiết kiệm