Cách ủ phân gà hữu cơ bón cây

 Khi canh tác cây trồng thì những người trồng cây vẫn luôn ưu tiên sử dụng những loại phân tự nhiên không có nhiều chất hóa học làm kích thích, tăng trưởng nhanh chóng. Những loại phân ủ tự nhiên hữu cơ thường được dùng như phân bò, phân gà bón cây trồng. Làm thế nào để ủ phân gà có thể sử dụng được khi bón cây và phân gà có thực sự tốt? Cách ủ phân gà hữu cơ bón cây hiệu quả nhất? Hãy kéo xuống ngay dưới đây để cùng tìm ra câu trả lời nhé.



Phân gà có tốt không đối với cây trồng

Để có thể đưa ra một nhận xét thẳng thắn để có thể đánh giá liệu phân gà có tốt không đối với cây trồng. Chúng ta hãy cùng phân tích ưu và nhược điểm của loại phân này


Phân gà không những chứa hàm lượng hữu cơ cao mà nó còn chứa hàm lượng N-P-K vượt trội hơn các loại phân dê, phân trâu bò, phân trùn quế…. Đặc biệt phân gà giàu Kali và khoáng chất nên rất tốt khi dùng cho các loại cây ăn trái. Do đó, phân gà được xem là loại phân có chất lượng cao hơn hẳn các loại phân chuồng khác

Tuy nhiên, phân gà thuộc loại phân chuồng nên cũng tồn tại những nhược điểm của nó:

  • Làm vàng lá, khó hấp thụ: Phân gà thuộc loại phân chuồng nóng nhất nên nếu không được ủ hoai sẽ gây hại cho cây. Tác hại có thể là làm cây nhanh chóng vàng lá, dinh dưỡng trong phân gà khó được hấp thụ.

  • Gây bệnh cho cây trồng: vì phân gà có chứa các loại nấm bệnh, tuyến trùng nên nếu không được xử lý đúng kỹ thuật sẽ gây nên nhiều bệnh cho cây trồng.

  • Phá hủy bộ rễ của cây trồng: bộ phận đầu tiên có thể chịu ảnh hưởng nhất từ các mầm bệnh có trong phân gà là rễ cây. Các tuyến trùng, vi sinh vật có hại, nấm bệnh… nếu không được xử lý triệt để sẽ tấn công bám vào rễ, sinh sôi và phát triển mạnh. Rồi nhanh chóng tiêu diệt bộ rễ làm cây chết dần.

Đặc biệt, nếu kỹ thuật xử lý phân chuồng bằng cách ủ truyền thống thì chắc chắn có khả năng để lại nhiều nấm bệnh gây hại cho cây trồng.

Kết luận rằng: Phân gà xếp hàng đầu về khả năng cung cấp dinh dưỡng hữu cơ cho cây trồng và đất nhưng chỉ nên sử dụng khi chắc chắn được xử lý kỹ, tiêu diệt hết các mầm nấm, tuyến trùng, vi sinh vật gây hại cây. Có như vậy thì việc dùng phân gà mới mang lại hiệu quả và năng suất cao cho cây trồng.

Vai trò của phân gà đối với cây trồng

Phân gà bón cây chứa nhiều chất dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những lợi ích nào nó đem lại cho đất trông, cây trồng ra sao qua phân tích về vai trò của phân gà đối với cây trồng như thế nào nhé.

Vai trò của phân gà bón cây đối với đất trồng

  • Phân gà hỗ trợ trong việc cải tạo lại đất trồng như thiểu độ mặn, độ chua trong đất. Hơn nữa lại có khả năng giữ ẩm tốt khiến cho đất luôn mềm mại, tơi xốp do đủ độ ẩm

  • Phân gà cung cấp nhiều hàm lượng hữu cơ, ngoài ra việc cung cấp giữ ẩm tốt khiến cho các vi sinh vật có lợi hoạt động được tốt hơn. Điều này làm tăng độ phì nhiêu của đất hơn.

Vai trò của phân gà bón cây đối với cây trồng

  • Cung cấp hàm lượng hữu cơ cao.

  • Giúp hạt nảy mầm nhanh, mau bén rễ, cây con phát triển mạnh.

  • Tăng hương vị cho cây trái và rau màu.

  • Tăng sức đề kháng cho cây trồng. Giảm các bệnh xoăn lá , chùn đọt và vàng lá. Giúp tăng hấp thụ phấn, cứng cây và chắc hạt.

  • Hạn chế chùn rễ, sưng rễ, lở cổ rễ và tái tạo nhanh.

  • Tạo điều kiện thuận lợi cho cây hấp thụ các chất vô cơ.

Cách ủ phân gà sử dụng bón cây

Ủ nóng

Cách ủ phân gà theo phương pháp ủ nóng bao gồm những bước sau:

Bước 1: Xếp phân gà thành từng lớp trên nền không thấm nước và không được nén phân gà.

Bước 2: Tưới nước lên phân đến độ ẩm tầm 60% đến 70%. Trộn thêm vôi bột 1% và 2% phân supe Lân so với khối lượng của phân gà. Mục đích là để giảm độ chua và giữ lượng đạm trong phân gà. Ngoài ra bạn có thể trộn thêm xơ dừa, mùn cưa để phân gà không bị ẩm mốc.

Ngoài ra bạn nên sử dụng thêm chế phẩm sinh học như chế phẩm Trichoderma để diệt mầm bệnh và giúp phân hoại mục nhanh hơn. Chỉ cần hoà tan Trichoderma trong lượng nước ban đầu sử dụng làm ẩm phân.

Bước 3: Trát bùn bao phủ bên ngoài đống phân, hằng ngày tưới nước để giữ ẩm cho phân.

Bước 4: Sau từ 4 đến 6 ngày, bạn cần giữ cho phân được tơi xốp, thoáng khí.

Phải làm như vậy vì trong phân gà lúc đó có nhiều vi sinh vật phân giải các chất hữu cơ. Sau 6 ngày kể từ thời gian bắt đầu ủ là thời điểm chúng hoạt động mạnh nhất. Nhiệt độ lúc này trong đống phân có thể lên đến 60 độ. Vì thế nên mới gọi là phương pháp ủ nóng.

Sau khi ủ từ 30 đến 40 ngày thì phân gà tươi đã trở phân gà hữu cơ và có thể đem đi sử dụng bón luôn cho cây trồng. Tuy nhiên cách ủ phân gà này có một nhược điểm đó là làm phân mất nhiều đạm.

Ủ nguội

Ngược với ủ nóng là hình thức ủ nguội. Khi phân được lấy ra khỏi chuồng cũng tiến hành xếp phân gà thành từng lớp rồi nén chặt lại. Sử dụng phân lân rắc lên mỗi lớp phân. Hàm lượng sử dụng sẽ vào khoảng 2% phân lân. Tiếp đến là sử dụng đất bùn khô đập nhỏ ra hoặc đất bột để ủ lên phân, rồi nén chặt lại.

Phân gà được ủ sau khi nén chặt khí sẽ bị thiếu oxy, lượng khí CO2 tăng nhanh chóng làm cho môi trường hoạt động của vi sinh vật trong phân gà trở nên chậm chạp hay còn gọi là hiện tượng yếm khí. Các vi sinh vật trong phân gà sẽ hoạt động, sinh sôi chậm.

Nhiệt độ đo được khi ủ phân theo hình thức này chỉ đo được ở khoảng từ 30 – 35 độ C. Với cách ủ này lượng đạm cũng bị mất đi ít hơn ủ nóng. Thời gian ủ cũng kéo dài từ 5 – 6 tháng mới có thể sử dụng được. Nhưng chất lượng phân sau đánh giá lại tốt hơn ủ nóng.

Kết hợp giữa ủ nóng và ủ nguội

Nhận thấy cả 2 cách đều có ưu và nhược điểm riêng. Những người canh tác mới nghĩ ra cách kết hợp giữa 2 cách ủ này để kiểm nghiệm kết quả có tốt hơn không

Thì họ tiến hành ủ phân nóng trong thời gian 5 – 6 ngày đầu khi phân gà đã đạt đến nhiệt độ 50 – 60 độ C. Các vi sinh vật đã sinh sôi phát triển mạnh mẽ do nhiệt độ cao. Sau đó thì nén chặt những lớp phân gà lại để chuyển chúng thành trạng thái yếm khí.

Từng lớp phân đều thực hiện công đoạn như vậy để thoáng khí trong vòng 5 – 6 ngày sau đó lại nén chặt lại. Cứ như vậy trải phân đến khi đạt độ cao mong muốn thì tiến hành trát bùn phủ quanh toàn bộ đống phân. Với cách làm như vậy thời gian ủ phân đã rút ngắn lại so với thời gian ủ phân lạnh nhưng lại đảm bảo việc giữ lại chất đạm trong phân gà tốt hơn ủ nóng.

Mời các bạn xem thêm tại: https://chephamvisinh.vn/nhung-cach-u-phan-ga-huu-co-de-su-dung-bon-cay/


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rác hữu cơ là gì? Top 3 loại men vi sinh xử lý ủ rác hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay

Tuyệt chiêu bón trứng gà cho hoa hồng – Siêu phân bón cho hoa hồng

Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà đơn giản, tiết kiệm