Chế phẩm sinh học là gì?

 

Chế phẩm sinh học là gì?

Với những người nông dân sản xuất nông nghiệp theo xu hướng sạch và an toàn thì chế phẩm nông nghiệp rất quen thuộc. Chúng bao gồm các sản phẩm như phân bón sinh học, thuốc BVTV sinh học, cám vi sinh, thức ăn vi sinh, chế phẩm bổ sung lợi khuẩn,…Các sản phẩm này đều được chiết xuất từ các nguyên liệu tự nhiên sẵn có như rong rêu, tảo biển, tỏi, ớt, trùn quế, côn trùng, vi sinh vật,…

Chế phẩm sinh học được các nhà sản xuất đảm bảo độ an toàn với con người và môi trường. Đồng thời không gây hại cho vật nuôi, cây trồng.

Tóm lại, chế phẩm sinh học là những sản phẩm sinh học được sản xuất hoặc điều chế từ các thành phần có sẵn trong tự nhiên như: rong, rêu, tảo, hữu cơ, vi sinh … Sản phẩm tiêu biểu nhất là chế phấm vi sinh, sản phẩm được phân lập, tuyển chọn các chủng vi sinh vật hữu hiệu từ tự nhiên, sử dụng công nghệ sinh học hiện đại – công nghệ vi sinh để nghiên cứu và phát triển.

Chế phẩm sinh học là gì?


Thành phần của chế phẩm sinh học

Thành phần chính của chế phẩm sinh học là gì bạn đã biết chưa? Thành phần chính của chế phẩm sinh học bao gồm các nhóm vi sinh vật hữu hiệu, các enzym và các chất dinh dưỡng để kích hoạt các vi khuẩn sống và hoạt động. Trong đó các chủng vi sinh vật được chia làm 3 nhóm điển hình sau:

  • Nhóm 1: Nhóm này bao gồm các chủng vi sinh vật sống được thường được dùng để trộn vào thức ăn cho vật nuôi. Trong đó phải kể đến nhóm Bacillus, tactobacillus,…Các vi sinh vật này có vai trò rất quan trọng trong việc kích thích thích hệ tiêu hóa của vật nuôi, giúp vật ăn ngon, hấp thu tốt và nhanh lớn.
  • Nhóm 2: Đây là nhóm các vi sinh vật đối kháng như Bacillus spp. Chúng có khả năng cạnh tranh nguồn thức ăn với vi khuẩn gây bệnh. Nhóm vi khuẩn đối kháng được dùng để xử lý khí độc và chất thải hữu cơ.
  • Nhóm 3: Gồm các vi sinh vật được sử dụng để cải thiện môi trường ao nuôi và nền đáy như Nitrosomonas sp, Nitrobacter,…

 Vai trò của chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp

Vai trò, tác dụng của chế phẩm sinh học là gì là vấn đề được người nông dân rất quan tâm. Chephamsinhhoc.vn sẽ điểm qua một số lợi ích nổi bật của các loại chế phẩm sinh học.

1 Tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật ở cây trồng, vật nuôi

Nhờ chứa các vi sinh vật đối kháng nên chế phẩm sinh học có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn có hại trên cây trồng, vật nuôi. Nhờ đó hạn chế được mầm bệnh và tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi, cây trồng.

Các lợi khuẩn trong các chế phẩm sinh học còn có khả năng cạnh tranh thức ăn và vị trí bám dính trong thành ruột với các chủng vi khuẩn gây bệnh. Do đó ngăn ngừa được dịch bệnh ở vật nuôi. Sử dụng chế phẩm sinh học là giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tối đa lượng thuốc kháng sinh dùng trong chăn nuôi.

2 Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Bên cạnh các chủng vi khuẩn có lợi thì chế phẩm sinh học còn cung cấp nguồn enzyme và dinh dưỡng tốt cho bộ máy tiêu hóa của vật nuôi. Tron đó phải kể đến các enzym như amilaza, lipaza,…Các chất dinh dưỡng như axit béo, axit amin, vitamin. Đây đều là những thành phần dinh dưỡng không thể thiếu đối với sự phát triển của vật nuôi. Các thành phần này giúp cải thiện bộ máy tiêu hóa của vật nuôi. Vật nuôi tiêu hóa và hấp thu thức ăn tốt hơn đồng nghĩa với việc sẽ khỏe mạnh và nhanh lớn hơn.

3 Xử lý chất thải chăn nuôi, ủ phân bón cho cây trồng, khử mùi hôi chuồng trại

Nếu bạn hỏi lợi ích của chế phẩm sinh học là gì thì không thể không quan tâm đến lợi ích này. Ngoài việc sử dụng để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi thì chế phẩm sinh học còn giúp nhà nông xử lý chất thải của vật nuôi. Chế phẩm sinh học dùng để ủ phân chuồng, rác thải hữu cơ thành mùn hoai mục để làm phân bón cho cây trồng. Việc này mang lại lợi ích kép cho ngành chăn nuôi. Đó là tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường.

Xem thêm chi tiết tại: https://chephamvisinh.vn/che-pham-sinh-hoc-la-gi/

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Rác hữu cơ là gì? Top 3 loại men vi sinh xử lý ủ rác hữu cơ hiệu quả nhất hiện nay

Tuyệt chiêu bón trứng gà cho hoa hồng – Siêu phân bón cho hoa hồng

Cách tự làm đạm sinh học bón cây tại nhà đơn giản, tiết kiệm